MÓN GÀ HẦM TAM THẤT BẮC



Ảnh: Món gà hầm Tam Thất Bắc

– Cách làm: Làm thịt gà theo cách mổ moi; chặt bỏ mỏ, móng chân, xoa nước gừng, rượu, muối vào bụng và da gà để 10-20 phút cho ngấm và tẩy hết mùi tanh. Sau đó nhồi tam thất, kỷ tử, long nhãn, táo tầu vào bụng gà; bẻ quặt chân đút vào trong bụng gà, để ngửa vào bát to đem hấp cách thủy 2-3 giờ, gà chín mềm là được.

Thịt gà, nhất là gà mái tơ có giá trị dinh dưỡng cao, còn tam thất là một vị thuốc bổ được dân gian quý như sâm (gọi là “sâm tam thất”). Để bồi dưỡng cho phụ nữ sau sinh và người mới khỏi bệnh, dân gian đã kết hợp hai thứ trên trong món gà hầm tam thất.


Thịt gà rất giàu đạm, năng lượng, nhiều chất khoáng như canxi, sắt, đặc biệt là photpho. Củ tam thất thuộc họ nhân sâm, vị đắng, hơi ngọt, có tác dụng tán ứ, cầm máu, giảm đau, tiêu viêm, được dùng trị chấn thương, chảy máu, thổ huyết, tê bại, phong thấp. Liều dùng mỗi ngày 4-8g rễ tán bột, hầm với thịt gà ăn hoặc ngâm rượu uống.

Cách chế biến món gà hầm tam thất:

– Nguyên liệu: Gà mái tơ một con khoảng 600-700 g, tam thất thái lát mỏng 12 g, kỷ tử 10 g, long nhãn 10 g, táo tầu 10 quả, gừng, rượu, mắm, muối đủ dùng.


Gà hầm với tam thất có màu vàng, nước gà màu hồng sẫm, thơm mùi thuốc bắc, vị ngon ngọt dễ ăn.



Nhận xét

  1. Trải qua hàng ngàn năm phát triển của loài người, bất cứ thứ gì tồn tại được, đều có đạo lý của nó. Tam thất bắc chính là như vậy. Không phải tự nhiên mà trong thế giới y học hiện đại ngày nay với ty tỷ loại thuốc, liệu pháp chữa bệnh tiên tiến, tam thất bắc vẫn khẳng định được chỗ đứng vững chắc. Tác dụng của tam thất là không phải bàn cãi, bởi nó được chứng minh rõ nét qua các tài liệu đông y từ thời xa xưa cho đến những nghiên cứu tiên tiến nhất. Đặc biệt là số người tìm đến sử dụng tăng dần đều cho thấy tam thất thật sự có hiệu quả rõ ràng, vượt trội.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Cửa hàng xin trân trọng cảm ơn bình luận, góp ý của quý khách tại đây