HÀNH TRÌNH TÌM TAM THẤT RỪNG TRÊN FANSIPAN

Được bảo tồn và phát triển mạnh mẽ những năm gần đây, vườn quốc gia Hoàng Liên có thể coi là kho thuốc khổng lồ với những loài thực vật quý giá phục vụ y học, chăm sóc sức khỏe con người. Đã có kinh nghiệm trèo đèo lội suối tìm những cây tam thất hoang ở Tam Đường, Lai Châu, nhưng chuyến đi lần này khiến tôi rất háo hức vì cũng là lần đầu tiên đến thăm vườn quốc gia Hoàng Liên. Tuy Lai Châu và Lào Cai là hai tỉnh giáp nhau, lại chung dải núi Hoàng Liên Sơn, nhưng có sự khác biệt không nhỏ về thời tiết và khí hậu bởi sườn đón gió và mưa nhiều hơn chủ yếu thuộc về huyện Sapa.






FANSIPAN HÙNG VĨ


rừng vầu dưới chân núi

Sau khi thuyết phục được chú Ước, chủ khách sạn người miền núi, một người cực kỳ am hiểu về Sapa và có kiến thức uyên thâm cũng như kinh nghiệm “ăn ngủ” trong rừng nhiều năm, đoàn chúng tôi bắt đầu hành trình 2 ngày tìm kiếm tam thất tại khu bảo tồn quốc gia Hoàng Liên Sơn.


Ảnh: Rừng vầu



Chào đón đoàn là dải rừng vầu ẩm ướt và mục nát. Dưới mỗi bước chân là la liệt vắt và đỉa bám rất dai, sẵn sàng tìm kiếm mọi vết hở trên ống quần để hút máu. Dù đã bôi dầu cao quanh giày và quần nhưng nền rừng ẩm ướt khiến chúng liên tục thực hiện những cuộc “tấn công” xin huyết của anh em tôi.


Tiếp tục hướng lên phía trên, khoảng hơn nửa ngày đoàn dừng chân nghỉ lấy sức bên cạnh những vách núi dựng những vách núi dựng đứngđứng. Chú ước cho chúng tôi biết đây là độ cao mà dễ tìm thấy tam thất nhất. Vốn biết sẵn vị trí một số cây trong những chuyến đi trước, chú dẫn chúng tôi đến vài vách đá nhưng đều không còn.


Đoàn dành buổi tối để cắm trại và nghỉ trong rừng già. Thời tiết ẩm thấp đầu mùa mưa khiến cho khu rừng đêm ngột ngạt, nhớp nháp nhưng lại lạnh lẽo khó chịu.


Ngày hôm sau là một ngày thu hoạch được nhiều kết quả. Chúng tôi tìm thấy 12 gốc tam thất tất cả, cây lớn, cây bé khác nhau. Có cây còn đang nụ chớm, có cây chỉ mới ra được 3 lá nhỏ.


NHỮNG CÂY TAM THẤT DẠI DƯỚI RỪNG GIÀ


tam thất rừng hoàng liên


Mọc dưới tán những cây lớn hoặc sát vách đá, nơi có nền đất tơi xốp, ẩm thấp và nhiều mưa. Không khó để phát hiện ra bởi đặc điểm lá và nụ riêng biệt. Tuy nhiên để phân biệt cây tam thất và một số loại nhân sâm khác thì khá khó khăn.


Chúng tôi không mang về mà chỉ chụp ảnh, đánh dấu vị trí để nếu có quay lại sẽ xem chúng sinh trưởng thế nào.


Hiện nay ban quản lý vườn quốc gia Hoàng Liên đã thu thập và ươm mầm thành công nhiều cây giống phục vụ nuôi trồng trong lâm nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên chúng tôi đã không có đủ thời gian để ghé thăm tìm hiểu.


MUA CỦ TAM THẤT RỪNG SAPA


Chuyến đi kết thúc khá thành công, chúng tôi trở lại thị trấn Sapa và hỏi mua quanh chợ nụ hoa tam thất bao tử. Rất nhiều cửa hàng ở đây bán đủ các loại giảo cổ lam, hà thủ ô, cây mát gan, cây mật gấu, tam thất, thả quả v.v.. Tuy nhiên những túi hoa tam thất đóng gói cẩn thận, bông nụ đều tăm tắp một loại làm tôi không thấy hứng thú.


Đoàn tìm đến một người dân tộc dzao đang bận rộn với một chiếc gùi bắp cải trên con đường dốc thoải xuống Cát cát và hỏi nhờ tìm tam thất. Sau một hồi phân bua không muốn mua ngoài chợ, mà mua đồ rừng chúng tôi cũng xin được số điện thoại của.. con gái anh này và hẹn khi nào có sẽ gọi. Nhưng kể từ khi mở cửa hàng Tam thất bắc Lào Cai đến nay, cửa hàng chưa từng nhập nổi một kg nụ tam thất rừng Sapa nào để bán.


Bạn muốn mua tam thất Sapa ? hãy liên hệ những vườn tam thất trồng tại đây, có thể sau vài năm trồng trọt, một số hộ đã cho thu hoạch hoa và lá. Hoặc cần sự giúp đỡ, xin liên hệ với cửa hàng 0919 666 568.



HÀNH TRÌNH TÌM TAM THẤT RỪNG TRÊN FANSIPAN

Nhận xét